Dệt May Việt Nam Trông Chờ Tín Hiệu Sáng 2020

Dệt May Việt Nam Trông Chờ Tín Hiệu Sáng 2020

Dệt May Việt Nam Trông Chờ Tín Hiệu Sáng 2020

Dệt May Việt Nam Trông Chờ Tín Hiệu Sáng 2020

Dệt May Việt Nam Trông Chờ Tín Hiệu Sáng 2020   

 

     2019 là năm đặc biệt khó khăn của ngành dệt may Việt Nam, với nhiều biến động trên thị trường không thể dự báo trước và kéo dài hơn dự kiến. Với kim ngạch xuất khẩu đạt xấp xỉ 39 tỷ USD, ngành vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng dương, nhưng cú sốc thị trường năm 2019 đang đặt ra nhiều vấn đề với các doanh nghiệp trong ngành.

 

     Dữ liệu tổng hợp của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho thấy, xung đột thương mại Mỹ - Trung đã làm tổng cầu dệt may năm 2019 trên thị trường thế giới chỉ tăng 3,3% so với mức tăng 7,4% của năm trước.

 

     Trong 5 quốc gia xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới, Trung Quốc giảm 2,3%, Pakistan giảm 4,6%, trong khi Ấn Độ tăng 1,4% và Bangladesh tăng 2, 4%, riêng Việt Nam duy trì được mức tăng trưởng khoảng 7,5%.

 

 

     Bên cạnh tổng cầu giảm, điểm khó khăn lớn hơn là xu thế kinh doanh ngắn hạn, phòng thủ trước các diễn biến khó lường về chính sách thương mại quốc tế, đơn hàng đặt ngắn hạn, khó tối ưu kế hoạch và chi phí dẫn đến hiệu quả suy giảm, cho dù vẫn có tăng trưởng về doanh thu.

 

     Trong bối cảnh đó, ngoài giá, chất lượng, tiến độ như thông thường, nhiều yêu cầu mới được các nhà mua hàng lớn đặt ra như là rào cản để sàng lọc và tái cấu trúc hệ thống cung ứng toàn cầu.

 

     Cụ thể là các tiêu chí về môi trường, sản xuất xanh, tiết kiệm nguồn tài nguyên không tái tạo được như nước, điện, sử dụng các nguyên vật liệu tái chế.

 

     Cùng với đó là các yêu cầu về nguyên tắc xuất xứ từ sợi và vải để có thể có được lợi ích thuế quan từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, áp lực về lao động và tiền lương do Việt Nam là nước có tốc độ kinh tế tăng trưởng cao, tỷ giá ổn định và không còn lợi thế nhân công rẻ so với các nước cạnh tranh.

 

 

     Với các đặc trưng mới của chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu, chỉ có các doanh nghiệp tham gia chính thức chuỗi, được doanh nghiệp đầu chuỗi đánh giá cao… mới có được đơn hàng sản xuất ổn định, giá cả hợp lý do được san sẻ lợi nhuận từ các khâu tỷ lệ cao như thiết kế, phân phối sang cho khu vực sản xuất.

 

     Đơn cử, trong năm 2019 là năm toàn ngành sợi khó khăn do đơn giá xuất khẩu đi Trung Quốc giảm trên 15%, trong khi bông, xơ chỉ giảm 5%, các đơn vị không trong chuỗi cung ứng mà xuất cho các công ty thương mại đều thua lỗ trung bình 6-8 tỷ đồng cho 10.000 cọc sợi, thì các nhà máy sợi nằm trong chuỗi cung ứng sản xuất  may mặc và phân phối vẫn duy trì lợi nhuận 1% doanh thu, thấp hơn các năm trước (3-3,5% doanh thu), nhưng không thua lỗ.

 

     Có thể nói, trở thành thành viên của chuỗi cung ứng toàn cầu và cạnh tranh để duy trì được vị trí đó là nhiệm vụ bắt buộc để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững.

 

     Từ các đặc điểm mới của thị trường dệt may thế giới, chuỗi cung ứng toàn cầu và các đặc điểm riêng của Việt Nam, ngành dệt may xác định các mục tiêu của năm 2020 và kế hoạch 5 năm 2020-2025 với các chỉ tiêu cụ thể như duy trì tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu 5 năm tới ở mức 6%; riêng năm 2020 mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 41,5-42 tỷ USD;

 

 

     Thực hiện chiến lược xanh hóa ngành; nâng cao chất lượng môi trường làm việc và thu nhập cho người lao động; ứng dụng có hiệu quả các thành tựu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

 

     Mục tiêu đến năm 2025, kim ngạch xuất khẩu tăng lên 55-60 tỷ USD, nhưng số lượng lao động duy trì ở mức như hiện nay (2,5 triệu lao động công nghiệp) năng suất lao động trên đầu người tăng 150%.

Chia sẻ:
Hotline tư vấn: 0988 019 116
Zalo
Zalo
Kết nối Zalo cùng chúng tôi:
0988 019 116
0966 417 235