Dệt may Việt Nam: Sản xuất thông minh theo cách nào?

Dệt may Việt Nam: Sản xuất thông minh theo cách nào?

Dệt may Việt Nam: Sản xuất thông minh theo cách nào?

Dệt may Việt Nam: Sản xuất thông minh theo cách nào?

Dệt may Việt Nam: Sản xuất thông minh theo cách nào?

Là đề tài thuộc Chương trình KH&CN trọng điểm quốc gia 2019-2025 “Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0” (KC4.0/19-25), “Nghiên cứu, đánh giá tác động của cuộc CMCN lần thứ 4 đối với ngành Dệt may Việt Nam nhằm đề xuất địn hướng chiến lược, chính sách và các giải pháp phát triển trong giai đoạn 2019-2030”, do Tổng công ty Dệt may VN, ĐH Công nghiệp Dệt may HN, Viện NC Dệt may và Viện Kinh tế và Quản lý (ĐH Bách khoa HN) thực hiện, đã góp phần soi chiếu toàn cảnh hiện trạng dệt may VN cũng như giới thiệu những cách thức quản lý và sản xuất mới cho các doanh nghiệp dệt may. Do đó, tại hội thảo “Ngành Dệt may Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0” tổ chức ngày 6/9/2019, Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy, chủ nhiệm Chương trình KC4.0, đã đánh giá, những vấn đề mà đề tài đặt ra hết sức sát sườn, kịp thời và đưa đến “một cách tiếp cận CMCN4.0 khác biệt dưới góc độ chuyên sâu trong lĩnh vực của mình, không chỉ về công nghệ mà còn ở cách thức quản lý”.

Nhấn mạnh đến ý nghĩa của đề tài với sự phát triển trong tương lai của cả ngành dệt may cũng như của từng doanh nghiệp Việt Nam, ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Vinatex, nói: “Câu chuyện của hội thảo này là câu chuyện từ người trong cuộc, của Phú Bài, Hanosimex, May 10, Hòa Thọ, Phong Phú…, những người đã trả lời hàng trăm câu hỏi của nhóm nghiên cứu. Thực sự, họ là những người ‘nóng ruột’ nhất trong câu chuyện áp dụng công nghệ 4.0”.

Độ sẵn sàng của doanh nghiệp dệt may VN

Mối quan tâm chung của mọi thành viên tham dự hội thảo, ngay cả những người ngoài ngành dệt may, là các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang sở hữu những công nghệ nào, liệu có thể áp dụng các công nghệ 4.0 và chuyển sang sản xuất thông minh không và nếu có  thì ở thời điểm nào? Sự quan tâm này cũng dễ hiểu bởi theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2018, dệt may là một ngành kinh tế quan trọng của đất nước khi đóng góp 10% giá trị sản xuất công nghiệp toàn quốc và chiếm tới 14,5% kim ngạch xuất khẩu.

Nhưng trước khi trả lời được những câu hỏi đó, chúng ta cần biết mình đang ở đâu, trình độ của chúng ta như thế nào và thậm chí cần tính đến cả việc nếu có thay đổi thì các vấn đề xã hội, việc làm của ngành dệt may ra sao, cả TS Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, và Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy đều nêu quan điểm. Để làm rõ những vấn đề đặt ra, nhóm nghiên cứu đã gửi phiếu điều tra tới 300 doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam và trực tiếp khảo sát tại 100 doanh nghiệp từ Bắc chí Nam, bao gồm nhiều loại hình doanh nghiệp: công ty cổ phần mà nhà nước nắm cổ phần chi phối, công ty Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài, công ty 100% vốn nước ngoài, công ty tư nhân… Việc lựa chọn các đối tượng khảo sát như thế này là vì “chúng tôi muốn đánh giá từng mức độ và khả năng tiếp cận CMCN4.0 của họ”, TS. Hoàng Xuân Hiệp, Hiệu trưởng trường ĐH Dệt may VN và là thành viên của nhóm nghiên cứu, giải thích.

Chia sẻ:
Hotline tư vấn: 0988 019 116
Zalo
Zalo
Kết nối Zalo cùng chúng tôi:
0988 019 116
0966 417 235