Tiếng May Lạch Cạch 42 năm Ở Lầu May Đông Ba

Tiếng May Lạch Cạch 42 năm Ở Lầu May Đông Ba

Tiếng May Lạch Cạch 42 năm Ở Lầu May Đông Ba

Tiếng May Lạch Cạch 42 năm Ở Lầu May Đông Ba

Tiếng May Lạch Cạch 42 năm Ở Lầu May Đông Ba

Nếu không phải là người Huế hoặc không quan sát kỹ, không phải ai cũng biết giữa chợ Đông Ba có một lầu may tồn tại từ năm 1976. Bởi ngõ lên lầu may nằm lẩn khuất ở gần bãi giữ xe của khu chợ đông đúc nhất xứ thần kinh này, chỉ vừa đủ một người đi, muốn lên phải bước lên những bậc cấp ẩm thấp và tối tăm. Nhưng điều bất ngờ sẽ đợi người khám phá ở những bậc thang cuối. Ở đó, có một công xưởng may mặc với sự tham gia lao động của hàng chục con người. Và chuyện buồn vui vẫn diễn ra hằng ngày giữa cuộc mưu sinh tất tả...

 

Nhiều người vẫn còn nhớ, lúc mới thành lập, lầu may Đông Ba là một trong những nơi nhộn nhịp nhất khu chợ với sự tham gia của 80 nhà may. Ngày xưa, không dễ gì người thợ may có một chỗ ngồi trên lầu may này. Tay nghề cao là điều kiện đầu tiên.

Bà Huỳnh Thị Tằm (65 tuổi, thợ may ở lầu may chợ Đông Ba) kể rằng bà ra nơi này may vá từ lúc thiếu nữ, mà giờ đây đến con gái của bà cũng đã trưởng thành. “Tôi ra đây ngồi rồi học dần, chứ ban đầu đâu phải là thợ may, vì tôi không có thầy. Áo dài, quần tây… chi tôi cũng làm được hết nhờ mấy mươi năm vừa làm vừa học đó. Thời con nhỏ mới sinh, chừ con học đại học xong rồi. Tôi ngoài sáu mươi tuổi rồi vẫn còn đi may, sáng đi tối về, ngày kiếm trăm - trăm rưỡi chi đó để mà cho cháu. Nhưng cũng vui, về nhà trông đến sáng ra để… tiếp tục đi, ra đây có bạn bè. Nói tóm lại, nhờ giữa lầu may ni mà tôi cũng có cơm ăn áo mặc, có nhà có cửa có xe, nuôi con ăn học”, bà Tằm nói.

Nhưng cũng theo thời gian, lầu may chợ Đông Ba hiện chỉ còn chừng 30 nhà may hoạt động. Những người thợ được chia ô nhỏ chừng vài mét vuông để đặt bàn may, vải vóc, quần áo… Phía trên đầu họ là những tấm bảng hiệu, đặt rất sơ sài nhưng đọc lên cũng rất dễ thương: hiệu may O Gái, hiệu may Bác Thế, hiệu may O Tằm... Để có ánh sáng phục vụ cho công việc, bàn may nào cũng sáng đèn neon. Các thợ may sử dụng máy thủ công, dùng chân để đạp và dùng tay để quay. Nên tiếng lạch cạch cứ gắn mãi với đời họ…

Chia sẻ:
Hotline tư vấn: 0988 019 116
Zalo
Zalo
Kết nối Zalo cùng chúng tôi:
0988 019 116
0966 417 235